Định luật Ohm Điện trở và điện dẫn

Bài chi tiết: Định luật Ohm
Đặc tuyến Volt–Ampere của bốn thiết bị: hai điện trở, một diode, và một pin điện. Trục hoành biểu diễn độ sụt áp, trục tung biểu diễn cường độ dòng điện. Định luật Ohm được thỏa mãn khi đặc tuyến là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Do đó hai điện trở được gọi là ohmic, nhưng diode và pin thì không.

Với nhiều vật liệu, cường độ dòng điện I qua vật tỉ lệ thuận với điện áp U trên nó:

I ∝ V {\displaystyle I\propto V}

với một khoảng rộng các điện áp và dòng điện. Do đó, điện trở và điện dẫn của những vật hay linh kiện đó không thay đổi. Quan hệ này được gọi là định luật Ohm, và những vật liệu tuân theo nó được gọi là vật liệu ohmic. Dây dẫn và điện trở là những ví dụ của linh kiện ohmic. Đồ thị biểu diễn dòng điện–điện áp của một thiết bị ohmic là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ với độ dốc dương.

Nhiều linh kiện và vật liệu dùng trong điện tử không tuân theo định luật Ohm; dòng điện không tỉ lệ thuận với điện áp, do đó điện trở thay đổi phụ thuộc vào điện áp và dòng điện đi qua nó. Chúng được gọi là phi tuyến tính hay phi ohmic. Diodeđèn huỳnh quang là một số ví dụ của thiết bị không ohmic. Đặc tuyến V–A của chúng là một đường cong.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Điện trở và điện dẫn http://demonstrations.wolfram.com/ElectronConducta... http://www.cvel.clemson.edu/emc/calculators/Resist... //hdl.handle.net/2027%2Fmdp.39015065357108 //doi.org/10.1038%2F111458a0 http://vi.wikibooks.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n_Tr%... http://vi.wikibooks.org/wiki/Th%E1%BB%83_lo%E1%BA%... https://books.google.com/books?id=UzqX4j9VZWcC https://books.google.com/books?id=nZzOAsroBIEC https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1923Natur.111..4... https://web.archive.org/web/20070427043732/http://...